Nhận biết các bệnh thường gặp ở BẮP CẢI và cách phòng bệnh

Thứ hai - 12/10/2020 01:33

Nhận biết các bệnh thường gặp ở BẮP CẢI và cách phòng bệnh

Các yếu tố ảnh hưởng đến sâu bệnh trên cây trồng chủ yếu là : nguồn thức ăn cho cây ( phân bón), nguồn nước, yếu tố thời tiết, giống cây, vệ sinh ruộng vườn. Trong các yếu tố nêu trên thì chỉ yếu tố thời tiết là con người không thể chủ động và khắc phục được. Tuy nhiên, chỉ cần bạn chủ động giải quyết các yếu tố còn lại, thì chắc chắn việc phòng và khắc phục hậu quả gây hại của sâu bệnh trên cây trồng sẽ có hiệu quả.
Nhiều người trồng bắp cải  không nhận biết rõ từng loại bệnh hại nên vừa tốn kém trong việc phòng trừ bệnh mà hiệu quả không cao. Sau đây là một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trừ trên cây bắp cải

1Bệnh thối nhũn (tiêm cùi) trên bắp cải
 
ghfhg


Trên cây bắp cải, vào giai đoạn ốp bắp cây thường bị héo, bắp ốp không khít và sau đó lá bị rụng, lõi thân bị thối đen, bệnh do vi khuẩn Ertvinia carotovora var. carotovora gây ra. Bệnh thường tấn công từ rễ hoặc lá già lan vào trong thân nên rất khó phát hiện, ta có thể phát hiện được sớm nhờ một số lá có triệu chứng héo chóp lá vào buổi trưa và tươi trở lại vào buổi chiều. Vết bệnh thường nhỏ, nhũn nước và có màu nâu hoặc đen sau đó vi khuẩn xâm nhập vào mạch nhựa đi vào thân cây làm thối mềm phần trong của cây, tiếp đó lan dần lên trên làm cải không ốp bắp được , hoặc làm rụng lá ốp bắp và có mùi thối đặc trưng. Bệnh nặng làm cả cây bị thối mềm ra.


Biện pháp khắc phục:

–   Không trồng dày trong mùa mưa. Không tưới nước vào lúc chiều mát, nhất là giai đoạn cây cuốn bắp.

–   Luân canh 2 – 3 năm trên ruộng nhiễm bệnh nặng.

–   Tránh gây thương tổn cho cây. cắt bỏ những lá già bên dưới và bôi thuốc vào vết cắt, làm cỏ liếp tạo điều kiện thông thoáng cho cây. Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh để tránh lây lan.

–   Khi bệnh mới chớm xuất hiện phun một trong các loại thuốc sau: Copper Zinc 40g/8 lít, Kasuran 50 WP, New Kasuran 16,2 wp, Starner 20 WP 25 – 35g/8 lít, Kasumin 2L, Champion 77 wp 20 – 25cc/8 lít, Rovral 50 WP 15 – 20g/8 lít.

 

2. Bệnh đốm lá do nấm
 

njfh


 Vết bệnh hình tròn, có màu tím đậm sau chuyển nâu có viền vàng hoặc nâu đen. Vết bệnh già có màu đen, đôi khi thấy có một lớp bột màu đen che phủ lên bề mặt vết bệnh. Vết bệnh điển hình nhìn như đốm mắt cua.

- Thuốc phòng và trị bệnh: Score, Anvil 5SC, Antracol 70WP, Rovaral 50WP


3. Bệnh cháy lá bã trầu do vi khuẩn

 
ghdh


Vết bệnh có màu đỏ, ẩm thì nhũn ra, khô hanh thì giòn. Cây bị bệnh thường các lá bị cháy từ bìa lá cháy vào. Vết bệnh thường có hình tam giác mà đỉnh là gân lá.

- Vi khuẩn tồn tại trong hạt giống và xác cây bị bệnh, không tồn tại trong đất trồng. Các vết thương như các sẹo lá, vết thương do côn trùng, vết thương cơ học, vết bệnh do các mầm bệnh khác,... là các cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập. Bệnh nhiễm nặng hơn trong điều kiện có mưa và nhiệt độ cao và có thể lây nhiễm từ cây bệnh sang cây mạnh trong khi vận chuyển sau thu hoạch hoặc trong khi tồn trữ.

Biện pháp phòng trị bệnh:

–  Nếu ruộng bị bệnh nặng thì nên luân canh với các Ịoại cây khác họ thập tự trong khoảng 3 năm.

–  Xử lý hạt giống với nước nóng 52 độ c trong 30 phút trước khi gieo.

– Thường xuyên cắt và tiêu hủy các lá bị bệnh, cắt tỉa các lá già bên dưới.

– Khi ruộng đã nhiễm bệnh không nên tưới nước vào buổi chiều mát.

– Phun một trong các loại thuốc cho cây khi bệnh gây hại: Copper Zinc 85 p, Kasuran 50 WP, New kasuran 16,2 WP, Kasumin 2 L, Champion 77 WP, Rovral 50 WP 15 – 30g(cc)/8 lít, phun 10 ngày/lần.

                                                          
                                                                                                                                               Theo: Nguồn tổng hợp từ nông nghiệp


CUNG CẤP  HẠT GIỐNG CÂY CÁC LOẠI : 0983829955
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

0983829955

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây