Thông thường
củ su hào có 2 loại chính: su hào vỏ trắng (xanh lá nhạt) và su hào vỏ tím, tuy nhiên ruột của chúng đều có màu vàng kem nhạt như nhau.Su hào thường được dùng để chế biến các món ăn như: nộm su hào cà rốt, su hào xào trứng, su hào xào cà chua…
Củ su hào có tác dụng gì?
Củ su hào trưởng thành thường có trọng lượng khoảng 150g, có độ giòn và hương vị tương tự như thân bông cải xanh hoặc bắp cải nhưng ngọt và nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó su hào còn rất tốt cho sức khoẻ.
-
Cải thiện tiêu hóa: cũng giống như người anh em bà con gần là bắp cải, su hào là một nguồn cung cấp chất xơ vô cùng phong phú vốn là "thần hộ mệnh" cho hệ tiêu hóa, chất xơ giúp cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, giảm tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đồng thời giúp hệ tiêu hóa thu nhận các chất dinh dưỡng một cách tối ưu.
- Giúp giảm cân: là một loại thực phẩm rất thích hợp cho những người ăn kiêng để giảm cân vì su hào chứa ít calories, nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng
- Tăng năng lượng: do có chứa nhiều potassium (kali) vốn đóng vai trò "đinh" trong các hoạt động của cơ và thần kinh trong cơ thể, giúp chúng ta vận động, hít thở, phản xạ... Một bữa ăn có su hào sẽ là một nguồn cung cấp potassium lý tưởng, giúp cơ thể tỉnh táo, năng lượng dồi dào.
- Điều hòa huyết áp: cũng do su hào chứa nhiều kali vốn đóng vai trò như một chất giãn mạch, làm giảm sự căng thẳng trên hệ thống tim mạch bằng cách làm giảm sự căng thẳng của mạch máu và động mạch. Điều này giúp làm tăng tuần hoàn, cung cấp oxy cho các vùng trọng điểm, nhờ đó làm giảm các rủi ro về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ... Kali cũng đóng một phần quan trọng trong việc điều tiết chất lỏng trong cơ thể. Cùng "song kiếm hợp bích" với natri để điều chỉnh sự dịch chuyển chất lỏng giữa các tế bào.
- Củng cố xương: su hào chứa nhiều manganese, sắt, calcium nên rất tốt cho xương khi tuổi về chiều. Ngăn ngừa bệnh loãng xương khi bạn còn trẻ là tốt nhất, vì vậy hãy chú trọng những thực phẩm giàu calcium.
- Tăng chuyển hóa: do có chứa nhiều vitamin nhóm B vốn đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các men (enzyme) trong cơ thể, nhờ đó sẽ hỗ trợ sự chuyển hóa trong cơ thể.
- Ngừa ung thư: Su hào rất giàu vitamin C – loại vitamin tan trong nước và có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ (đến 62mg/ 100g – tỉ lệ phần trăm theo RDA là 102%). Vitamin C giúp cơ thể duy trì mô liên kết, răng và nướu được khỏe mạnh, ngừa các dịch bệnh và ung thư bằng cách lọc sạch các gốc tự do có hại ra khỏi cơ thể.
Tương tự như các loại cây khác thuộc họ Cải Bắp (Brassica), củ su hào chứa các hóa chất thực vật rất tốt cho sức khỏe như isothiocyanates, sulforaphane và indole-3-carbinol giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại tràng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “củ su hào có tác dụng gì” và đừng quên bổ sung su hào vào thực đơn của gia đình, bạn nhé