Cách trồng dưa chuột: chọn giống,làm đất,chăm sóc

Thứ sáu - 02/10/2020 03:51
Dưa chuột dễ trồng, phù hợp với chân ruộng tơi xốp nên đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở các địa phương, trở thành sinh kế bền vững cho người nông dân vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục giúp bà con ở nhiều vùng miền mở rộng quy mô canh tác, cho năng suất cao, giảm thiểu rủi ro, quatangbamien.com sẽ cung cấp cho bà con kỹ thuật và hướng dẫn chi tiết cách trồng dưa chuột cho mùa màng bội thu. Mời bà con tham khảo.
tải xuống (6)
tải xuống (6)

1.Chọn giống, xử lý giống

Chọn giống: Hiện nay có khá nhiều giong dua leo nhieu trai được lai tạo cho năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, thời gian thu hoạch ngắn. Sau đây là cá giống dưa leo mà chúng tôi cung cấp trên thị trường mà quatangbamien.com cung cấp đảm bảo cho năng suất cao, thích nghi với điều kiện khí hậu của nước ta.

 

2. Xử lý giống 

Bước 1: Ngâm hạt giống

Chuẩn bị nước ấm từ 35 - 40 độ C (gồm 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh). Sau đó cho hạt giống vào ngâm từ 4 - 6 giờ. Yêu cầu nước không bị nhiễm phèn. Vớt hạt giống dưa leo ra rửa sạch hết nhớt bám trên hạt


Bước 2: Ủ hạt giống 

Dùng giẻ hoặc cát để ủ hạt giống, bọc kín lại. Nhiệt độ ủ duy trì từ 29 - 31 độ C. Sau 1 - 2 giờ mở khăn vắt cho ráo nước tránh làm hỏng hạt. Từ 1 - 2 ngày kiểm tra nếu thấy mầm dài từ 2 - 3m thì cho vào bầu gieo.
 

Bước 3: Gieo hạt  vào bầu

Chuẩn bị bầu bằng nilon hoặc khay trồng. 

Trộn đều 40 % đất + 30% trấu hun (mùn mục) + 30 % phân chuồng sau đó cho vào khay bầu, 1 bầu/ 1 cây.

Đặt hạt nằm ngang, rễ cắm xuống đất, sâu khoảng 1cm.

Bước 4: Chăm sóc cây giống trong bầu ươm

Bầu ươm nên được đặt ở nơi thoáng mát, có hệ thống giàn phun sương để tưới nước không làm tổn thương đến cây non.

Nếu trời nắng nóng, khô hanh thì tưới 2 lần/ ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Nếu trời lạnh có thể tưới 1 lần/ ngày vào tầm 9 - 10 giờ sáng hoặc 4 - 5 giờ chiều. 

Bầu ươm không cần bón thúc vì nếu câu con quá tốt thì khi ra ruộng chúng sẽ chống chịu bệnh tật kém, không thích nghi được.

Sau từ 7 - 10 ngày cây ra lá có thể đem đi trồng

3. Làm đất, trồng cây 
 

Mật độ thích hợp để trồng cây con: 

  • Khoảng cách giữa các cây: 30cm
  • Khoảng cách giữa cách hàng: 60cm

Làm đất trồng dưa deo 

Bộ rễ của dưa leo yếu, hấp thụ kém nên cần làm đất kỹ. Độ pH của đất nên duy từ 5,5 - 6,5. Loại đất thích hợp nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ. 

Nếu độ pH dưới 5,0 bà con bón vôi công nghiệp khoảng 30 - 50kg, rải đều trên mặt đất kết hợp với cày bừa. Tiến hành bón vôi 10 ngày trước khi bón lót. 

Bón lót phân chuồng khi làm đất.

Đất rộng trồng dưa phải được đánh xới kỹ, tơi xốp, dọn sạch cỏ, gốc rơm rạ hoặc gốc ngô ở mùa vụ trúc (nếu có)

Lên liếp vào mùa mưa: rộng từ 1,2 - 1,8m, trồng thành 2 hàng, luống cao từ khoảng 20 - 25cm. 

Lên liếp vào mùa nắng: rộng 0,4 - 0,7m, liếp cao từ 20 - 30cm. trồng 1 hàng. 
 

4. Chăm sóc 

Cây dưa leo phát triển nhanh và không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần tưới nước một ngày hai lần vào buổi sáng và chiều, nếu tước quá nhiều khiến đất quá ẩm ướt, ngập úng thì cây sẽ rất dễ chết, nếu tưới ít nước cũng khiến cây bị thiếu nước không thể sinh trưởng tốt. Dưa leo cần phải được trồng nơi có nhiều ánh sáng nhiều thì trái sẽ nhanh lớn và đạt năng suất cao. 

  • Giai đoạn 1: Tuần thứ 2

Trong 2 tuần đầu tiên sau khi trồng cây, thường xuyên tưới nước cho cây vào mỗi buổi buổi sáng sớm và chiều. Phủ phân chuồng, phân gà, rơm rạ hoặc cỏ khô ở mặt đất xung quanh cây để giữ ẩm cho đất. 

  • Giai đoạn 2: Tuần thứ 3

Trong tuần thứ 3 bạn cần bón đạm + lân + kali, hoà vào nước để tưới cho cây. Phun phân bón lá giúp cây phát triển thân, lá và rễ.

Ở thời điểm khoảng 2 - 3 tuần sau khi trồng, cây dưa leo bắt đầu phát triển thân lá và các tua cuốn, lúc này bắt đầu tiến hành làm giàn cho cây. Việc làm giàn và tỉa nhánh cho cây có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây, năng suất và chất lượng quả. Vì vậy làm giàn cho dưa leo cũng cần phải đúng kỹ thuật

5 .Làm giàn dưa leo

Có thể dùng cọc tre, gỗ, sắt để làm giàn, mỗi cọc phải có đường kính ít nhất từ 3 - 5 cm, cao khoảng 2 - 3 mét tùy theo vị trí, diện tích và không gian trồng. Cắm cọc theo hình chữ A, dùng dây hoặc thép cố định lại, cọc phải đủ chắc để cây có thể leo bám được mà không bị đỗ, giàn càng vững chắc thì gốc cây càng cố định, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

images (5)

Thu hoạch:

- Quả 7-10 ngày tuổi, có thể thu hoạch. Nếu để quả già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa, đậu quả của các lứa tiếp theo, năng suất sẽ giảm. Quả nên thu vào buổi sáng để buổi chiều tưới thúc nước phân. Thời kỳ rộ quả, có thể thu 2-3 ngày một đợt.

dua leo xanh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

0983829955

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây