Vừa là có thực phẩm sạch để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày và tạo cho ngôi nhà một không gian xanh. Vậy làm thế nào để trồng được những củ cà rốt ngon và sạch? Mời bạn cùng ASUS tìm hiểu cách trồng cà rốt nhé!
1. Yêu cầu ngoại cảnh
Cà rốt là cây chịu lạnh, nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và hình thành củ là 20 – 22 độ C, lớn hơn 25 oC làm củ phát triển yếu và hàm lượng dinh dưỡng vitamin A giảm. Cây cần có ánh sáng ngày dài, ở điều kiện ngày ngắn (dưới 10 giờ chiếu sáng) không những cây kém phát triển mà năng suất giảm so với điều kiện cần thiết (trên 12 giờ chiếu sáng/ngày). Ở giai đoạn cây con, cây cần cường độ ánh sáng mạnh. Vì vậy, khi ở giai đoạn này, cần làm sạch cỏ trên luống để tập trung ánh sáng cho cây.
Thích hợp ánh sáng ngày dài, độ ẩm đất thích hợp từ 60 – 70%. Do đó cà rốt thường được trồng ở những vùng cao nguyên như Đà Lạt.
Đất: Là cây rễ củ nên cà rốt yêu cầu đất tơi xốp, nhiều mùn. Đất có thành phần cơ giới nặng, củ bị ngắn và cũng bị phân nhánh.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
2.1 Giống:
Có thể sử dụng giống là các loại giống địa phương hoặc các loại giống nhập nội, cần có nguồn gốc rõ ràng.
Ngoài ra còn có một số hạt giống nhập nội của Hàn Quốc : TV 90, TV 108, TV 107...các giống này củ to, tiềm năng năng suất cao.
2.2. Đất
Đặc biệt trong cách trồng cà rốt cần lưu ý nên chọn đất tơi xốp, nhiều mùn hoặc sử dụng giá thể gồm sơ dừa, phân trùn quế, tro trấu hoặc sử dụng đất dinh dưỡng Tribat.
2.3 Phân bón cho cà rốt
Trong cách trồng cà rốt có thể chia làm 4 lần bón: một lần bón thúc và 3 lần bón lót. Sử dụng phân chuồng hoai mục hay phân hữu cơ, lân, kali và đạm để bón lót. Ngoài ra sử dụng ure, super lân và Kali tính toàn lượng phân, chia đều cho 3 đơt bón thúc.
2.4 Trồng
-
Gieo hạt: Dùng hạt giống tốt, chắc, mẩy, có tỷ lệ nảy mầm trên 90%. Ngâm nước ấm (3 sôi/2 lạnh) trong 24 giờ và ủ 2 ngày cho nứt mầm. Gieo đều với lượng 12-15 kg/ha. Nên trộn chung với cát sạch hoặc tro bếp để gieo cho đều sau khi đã làm đất. Gieo xong phủ rơm hoặc cỏ khô hoặc lưới nylon 1x1 mm, tưới ẩm mỗi ngày.
Khi cây mọc đều, tỉa bỏ những cây yếu, còi cọc hoặc mọc quá dày. Trước khi bón thúc lần 3 (hoặc lần cuối trong mùa mưa), tỉa định cây (kết hợp nhổ cỏ) với khoảng cách 20x20cm vào mùa mưa, 20x15cm vào mùa khô.
CÁC LOẠI HẠT GIỐNG CÀ RỐT : QUATANGBAMIEN.COM
3.Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
* Phủ rơm, rạ:
Phủ một lớp rơm, rạ mỏng trên mặt luống nhằm hạn chế đất bị đóng váng, (bề mặt bị lỳ do mưa, tưới); ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm đồng thời phủ rơm còn có tác dụng giữ ẩm, hạn chế cỏ dại và giữ cho cây không bị đổ khi còn nhỏ.
*
Tưới nước:
- Sau khi phủ rơm, rạ xong nên tưới nhẹ bằng vòi sen, phun mưa hoặc thùng doa; đảm bảo cho độ ẩm của đất từ 84-90% để cho cây mọc đều và phát triển tốt. Nếu ruộng có tỷ lệ cát cao, kết hợp với thời tiết hanh khô thì phải tưới hàng ngày. Khi thời tiết có mưa nhỏ, mưa phùn thì không phải tưới.
- Giai đoạn cây con từ 3 lá đến tỉa định cây lần cuối: áp dụng phương pháp tưới rãnh (hạn chế tưới ẩm quá bề mặt -> củ ngắn);
- Giai đoạn phát triển củ cho đến trước khi thu hoạch: duy trì độ ẩm đất khoảng từ: 60-75%. Không được tưới rãnh, không được tưới quá ẩm, khi có mưa ruộng phải thoát nước và cũng không được để ruộng quá khô (vì để quá khô khi gặp mưa lớn, nước nhiều, ẩm độ cao sẽ gây nứt củ).
*
Thuốc trừ cỏ:
Sau khi gieo hạt, phủ rơm - rạ, tưới nước từ 1- 3 ngày cho bề mặt đất ổn định mới phun thuốc trừ cỏ. Sử dụng thuốc với liều lượng: 25 ml thuốc Dual Gold 960EC hoặc 40-50 ml thuốc Ronstar 25EC; pha thuốc với 12-16 lít nước phun đều cho 1 sào. Để tăng hiệu quả trừ cỏ có thể hỗn hợp 2 loại thuốc trên nhưng liều lượng các loại thuốc phải giảm đi (vì thuốc Dual Gold có hiệu quả cao với đuôi phụng, cỏ 1 lá mầm; thuốc Ronstar lại có hiệu quả cao với cỏ rau, cỏ 2 lá mầm). Thuốc trừ cỏ Ronstar chỉ được phun trừ khi hạt cà rốt chưa mọc; còn khi hạt cà rốt đã mọc thì không được sử dụng.
*
Nhổ, tỉa cố định cây:
- Khi cây mọc cao 4-5cm cần nhổ tỉa bỏ các cây mọc dày, không để 2 cây cùng 1 hốc, cây cách cây từ 7-8cm;
- Khi cây cao 7-10 cm, rễ đã to bằng que đan.., ta tỉa định cây lần cuối;
- Khi tỉa nhổ cây kết hợp dọn, nhổ bỏ cỏ dại.
*
Phòng trừ sâu, bệnh
Cây cà rốt có rất nhiều đối tượng sâu, bệnh (dịch hại) gây hại:
- Ở giai đoạn đầu, giai đoạn cây con, cần chú ý: sâu hại rễ, bệnh lở cổ rễ và chuột hại. Ở giai đoạn phát triển thân lá: thường xuất hiện giòi hại lá, sâu khoang, sâu đo xanh, bệnh phấn trắng, bệnh nấm hạch, bệnh sương mai... Ở giai đoạn phát triển củ cho đến trước khi thu hoạch: cũng vẫn xuất hiện các đối tượng dịch hại như thời kỳ phát triển thân lá và bệnh thối đen, thối khô, thối nhũn. Ở giai đoạn này cần chú ý các bệnh về thối củ...
- Để phòng trừ các đối tượng dịch hại trên, nông dân nên sử dụng những loại thuốc đặc hiệu, ít độc, thân thiện với môi trường:
+ Đối với giòi hại lá nên sử dụng các loại thuốc có hoạt chất là Abamectin và Cyromazine;
+ Đối với sâu ăn lá có thể lựa chọn được rất nhiều loại thuốc có hoạt chất có tính đặc hiệu, ít độc như các dòng thuốc: Sinh học, thảo mộc, vi sinh, ức chế điều hòa sinh trưởng, dầu khoáng....;
+ Đối với nấm bệnh, cần chú trọng các biện pháp canh tác như: thời vụ, phân bón (đạm) và độ ẩm. Thuốc nên chọn thuốc có độ độc thấp, mang tính đặc hiệu như Valydamycin; Carbenzadim; Difenoconazole...
4. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch
Khi lá chân ngã vàng, lá non ngừng sinh trưởng thì tiến hành thu hoạch. Không nên để quá già, chất lượng sản phẩm giảm. Hạn chế tối đa làm xây sát củ. Phân loại, đóng gói bao bì, vận chuyển theo yêu cầu khách hàng.
Nếu cần mẫu mã đẹp, ngay khi thu hoạch chọn củ đẹp, rửa sạch đất bằng cách xịt nước máy, xử lý 1 phút trong dung dịch calcium hypochlorite 1% hoặc nước vôi 2% đã lọc trong. Rửa lại bằng nước sạch. Tránh làm xây sát củ trong quá trình xử lý, hong thật khô da trước khi đóng gói bao.
Xem thêm bài viết Trồng su hào bằng thùng xốp
tham khảo các loại hạt giống khác:
quatangbaamien.com