Cũng chính bởi điều này, mặc dù quả cà thực chất là một loại trái cây nhưng người ta vẫn thường hay lầm tưởng chúng thành một loại rau củ. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những điều đặc biệt khác về “lâu đài dinh dưỡng di động” này hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây cùng chúng tôi.
ĐẶC ĐIỂM CÂY CÀ CHUA
cây cà chua
- Cây cà chua là giống có thể chịu hạn và có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên bình thường.
- Là cây dài ngày, thân thảo, màu xanh, có lông, thẳng.
- Rễ cây cà chua là rễ chùm, phân nhánh.
- Lá cà chua là lá kép, có răng cưa, có lông, nhám.
- Hoa cà chua thuộc hoa lưỡng tính, tự thụ phận và nở từng chùm, màu vàng tươi, 5 cánh.
Hoa cà chua có màu vàng rất đẹp
- Quả cà chua khi non có màu xanh, và dần chuyển sang màu vàng, màu cam, đến khi chín hẳn có màu đỏ tươi.
- Quả cà chua hình tròn, bầu dục hoặc hơi dẹt, nhẵn, căng mọng và có nhiều hột thịt.
VÒNG ĐỜI CỦA CÂY CÀ CHUA
Ở nước ta, cây cà thường được trồng theo mùa vụ, 1 năm khoảng 4 vụ. Thời gian sinh trưởng của cây cà chua cho hoa kết trái vào khoảng 3 tháng. Tùy vào điều kiện phát triển của cây người nông dân cho cây phát triển và có thể thu hoạch thêm được 6 tháng. Thế nhưng, chất lượng trái sẽ giảm sút đi còn ⅓ so với lứa quả đầu.
HẠT GIỐNG CÀ CHUA : QUATANGBAMIEN.COM., SỐ LIÊN HỆ : 098382995
Các nhà nông thường hay trồng cây cà chua con vào đầu tháng 10 âm lịch đến khi gần tháng 12 đã có thể bắt đầu thu hoạch. Đây là thời điểm thích hợp nhất để cây phát triển, ít sâu bệnh và quà to hơn.
NHU CẦU DINH DƯỠNG CUA CÂY CÀ CHUA
Cà chua có nhu cầu dinh dưỡng cao, cây cần nhiều kali, sau đó tới đạm, lân, canxi và Ma nhê. Cà chua cần nhiều đạm và lân trong giai đoạn sinh trưởng phát triển cây, cần nhiều kali và lân trong giai đoạn ra hoa, quả. Giai đoạn cây mang quả nhu cầu dinh dưỡng cà chua cao hơn nhiều so với giai đoạn sinh trưởng phát triển. Thiếu đạm lá chuyển vàng, cây ít cành, năng suất thấp. Nhưng thừa đạm quả dễ bị phồng và rỗng ruột. Thiếu lân lá chuyển sang màu xanh đen, năng suất giảm. Thiếu kali thường làm vỏ và ruột quả biến màu (xuất hiện những vùng màu vàng ở vỏ trái và vùng màu trắng trong ruôt). Thiếu canxi gây ra hiện tượng thối đít trái cà chua. Canxi cũng làm tăng sức chống chịu với sâu bệnh. Ngoài N, P, K, Ca, Mg cà chua còn cần các chất vi lượng như B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo.
Lượng dinh dưỡng nguyên chất khuyến cáo cho 1ha cà chua/vụ: 150-300 kg N; 100-200 kg P2O5; 150-300 kg K2O.
QUATANGBAMIEN.COM
CÁC LOẠI CÀ CHUA
Hiện có khoảng 7.500 giống cà chua trồng cho các mục đích khác nhau. Cà chua thuần chủng đang ngày càng trở lên phổ biến, đặc biệt giữa các người vườn và nhà sản xuất khi học có xu hướng sản xuất các loại cây trồng có hương vị thú vị hơn, tăng khả năng kháng bệnh và năng suất.
Cây lai vẫn còn phổ biến, kể từ khi có mục đích sản xuất lớn, người ta kết hợp các đặc điểm tốt của các loại cà chua thuần chủng với độ ổn định của các loại cà chua thương mại thông thường.
ảnh sưu tầm
Các giống cà chua thuần chủng khác nhau
Giống cà chua được chia thành nhiều loại, chủ yếu dựa vào hình dạng và kích thước.
- Loại cà chua Slicing hay globe là cà chua thương mại thông thường, dùng được cho nhiều cách chế biến và ăn tươi.
- Loại cà chua Beefsteak là cà chua lớn thường dùng cho bánh mì. Thời gian bảo quản ngắn khiến ít được sử dụng trong thương mại.
- Loại cà chua Oxheart có hình dạng giống như loại dâu tây lớn.
- Cà chua mận được lai tại để sử dụng trong sản xuất nước sốt cà chua.
- Cà chua lê hình quả lê.
- Cà chua anh đào nhỏ và tròn, vị ngọt ăn trong món salad
- Cà chua nho được giới thiệu gần đây, một biến thể của cà chua mận nhưng nhỏ hơn, được dùng trong món salad
- Cà chua Campari ngọt, lớn hơn cà chua anh đào nhưng nhỏ hơn cà chua mận.
TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN